Cập nhật bản đồ thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022?
Danh mục: Tin Tức
Ngày đăng: 26/04/2022
Cập nhật bản đồ thành phố Hồ Chí Minh mới nhất hiện nay?
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là bản đồ của Sài Gòn được quy hoạch chi tiết nhất về sơ đồ tại các quận, huyện. Trong đó, có 5 huyện thành phố Hồ Chí Minh, 16 quận và 1 thành phố Thủ Đức. Vậy, bản đồ thành phố Hồ Chí Minh có điểm gì nổi bật? Hãy tìm hiểu ngay bên dưới bài viết nhé!
1. Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ địa lý như thế nào? Dân số và diện tích thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Dưới đây là dân số và diện tích của thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 bạn nên biết:
1.1 Toạ độ địa lý của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố mang tên Bác có tọa độ từ 106°22′ – 106°54′ Đông và 10°10′ – 10°38′ Bắc nằm trong vùng chuyển tiếp ở giữa Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ và đây là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về quy mô đô thị hóa và về dân số.
Thực tế, thì phía tây của thành phố Hồ Chí Minh giáp với tỉnh Tây Ninh, phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh giáp tỉnh Bình Dương, Phía đông của thành phố giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, cuối cùng là phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
1.2 Dân số, diện tích cùng đơn vị hành chính của thành phố Hồ Chí Minh
Hiện thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.095,239 km², với dân số nằm khoảng 8.993.082 người thống kê mới nhất năm 2010. Trong đó, ở các vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh có 1.865.718 người chiếm khoảng 20,75%, ở trung tâm có khoảng 7.127.364 người chiếm đến 79,25%. Như vậy, cho thấy mật độ dân số của thành phố khá đông đúc chiếm đến 4.292 người/km².
Tính đến thời điểm hiện tại năm 2022, thì thành phố Hồ Chí Minh được chia là có 22 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 16 Quận, 1 thành phố Thủ Đức và 5 huyện đó là Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Nhà Bè. Như đã biết, thì thành phố Hồ Chí Minh được chia làm 5 khu đô thị lớn cụ thể như:
- Khu thứ nhất là trung tâm gồm có từ Quận 1 đến Quận 11, Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh.
- Khu thứ 2 là phía Đông gồm có Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Nhưng giờ đã trực thuộc thành phố Thủ Đức.
- Khu phía Nam gồm có Bình Chánh, huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
- Khu phía Tây gồm 1 phần của huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
- Khu phía Bắc gồm có huyện Hóc Môn, quận 12 và Củ Chi.
2. Những lợi thế đặc biệt của bản đồ thành phố Hồ Chí Minh năm 2022?
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những lợi thế về bản đồ phố Hồ Chí Minh bạn cần biết:
2.1 Bản đồ thuộc thành phố Hồ Chí Minh có những lợi thế
Lợi thế đầu tiên phải kể đến là thành phố Hồ Chí Minh có trung tâm thành phố cách bờ biển Đông khoảng tầm 50 km của đường chim bay. Cách thủ đô Hà Nội là gần 1.730km thuộc đường bộ và nằm ở ngã tư của quốc tế giữa các con đường hàng hải từ từ Ðông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông được nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ của quốc tế có hệ thống cảng và sân bay Tân Sơn Nhất lớn đứng thứ 2 của cả nước chỉ sau sân bay Quốc tế của Long Thành. Ngoài ra, cảng Sài Gòn hoạt động với năng lực 10 triệu tấn trên 1 năm.
2.2 Bản đồ của thành phố Hồ Chí Minh có các quận
Có thể kể đến là Quận 1 có diện tích tự nhiên là 7,72 km² và được chia làm 10 phường bao gồm: Cô Giang, Bến Nghé, Cầu Kho, Bến Thành, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao và Nguyễn Thái Bình cùng với Tân Định, Phạm Ngũ Lão.
Ước tính dân số của Quận 1 ở năm 2019 có khoảng 142.625 người với mật độ dân số đạt đến 18.475 người/km². Vị trí địa lý của Quận 1 nằm ở trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế, phía đông của Quận 1 giáp với thành phố Thủ Đức, phía tây của Quận giáp với Quận 3 và Quận 5, phía Nam của Quận giáp Quận 4 và phía Bắc giáp với các quận như Bình Thạnh và Phú Nhuận.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về bản đồ thành phố Hồ Chí Minh với nhiều lợi thế nổi bật. Hy vọng rằng, bài viết có thể giúp bạn tra cứu bản đồ rõ hơn. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua trang website: https://mrland.vn/ để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
Bài viết liên quan
Dự án quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt được xem là một trong những tuyến đường tạo nên bước đệm lớn để phát triển kinh tế khu vực. Đặc biệt tuyến cao tốc này được nối trực tiếp với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Giúp rút ngắn rất nhiều thời gian và chi phí di chuyển từ TPHCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu về khu vực này
01/05/2022
Trong những năm gần đây, Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo khách tham quan từ nhiều nơi. Nhằm thúc đẩy kinh tế và cải thiện hệ thống giao thông tại Lâm Đồng. Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương
01/05/2022