Thông tin về quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt 2022
Danh mục: Tin Tức
Ngày đăng: 01/05/2022
Thông tin về quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt
Dự án quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt được xem là một trong những tuyến đường tạo nên bước đệm lớn để phát triển kinh tế khu vực. Đặc biệt tuyến cao tốc này được nối trực tiếp với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Giúp rút ngắn rất nhiều thời gian và chi phí di chuyển từ TPHCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu về khu vực này. Vậy nếu bạn quan tâm về dự án này thì hãy theo dõi bài viết sau đây.
Tổng quan thông tin về quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt
Đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên. Tuyến đường có tổng chiều dài là khoảng 220 km. Với điểm bắt đầu tại nút giao Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đường cao tốc này gồm 2 đọa là đoạn Liên Khương – Prenn đã đưa vào sử dụng từ năm 2008. Và đoạn Dầu Giây – Liên Khương đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Đường cao tốc thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc tại Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển sau năm 2050.
Lộ trình cụ thể của quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt
Như thông tin ở trên thì đường cao tốc này được chia làm 2 đoạn để thực hiện thi công và đưa vào sử dụng. Cụ thể 2 giai đoạn của dự án quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt như sau:
Đoạn Dầu Giây – Liên Khương
Đoạn đường này của dự án dài 200,3 km. Với điểm đầu nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Và kết thúc tại nút giao sân bay Liên Khương.
3 giai đoạn triển khai thực hiện
- Giai đoạn 1: Thi công từ tuyến Dầu Giây (Thống Nhất), Đồng Nai – Tân Phú và Đồng Nai. Với chiều dài là 60km và tổng diện tích sử dụng đất là 460ha.
- Giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai từ tuyến Tân Phú, Đồng Nai – Bảo Lộc và Lâm Đồng. Với tổng chiều dài thi công là 66 km.
- Giai đoạn 3: Cuối cùng là tuyến từ Bảo Lộc, Lâm Đồng – Liên Khương (Đức Trọng) đến Lâm Đồng. Đoạn này của chuỗi cao tốc thì được thiết kế với tổng chiều dài là 73km.
Toàn bộ đoạn cao tốc được quy hoạch theo tiêu chuẩn loại A với vận tốc thiết kế là 80 đến 120 km/h. Dự kiến đoạn đường này sẽ được khởi công vào quý 4 năm 2022 và dự kiến hoàn thành vào quý 1 năm 2025.
Đoạn Liên Khương – Prenn
Đường cao tốc này được thiết kế với chiều dài là 19,2 km. Nối Cảng hàng không quốc tế Liên Khương với chân đèo Prenn của thành phố Đà Lạt. Hiện tuyến đường đã hoàn tất thi công và được đưa vào sử dụng vào ngày 29/6/2008. Tuyến đường này đi qua các địa điểm bao gồm: Phường 3 thuộc thành phố Đà Lạt, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Liên Nghĩa của huyện Đức Trọng.
Tiến độ thi công của dự án quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt
Hiện nay, tiến độ đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú theo dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2019. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn về điều kiện vốn. Nên hiện trạng chưa thể triển khai thi công đúng tiến độ.
Đối với các thành phần còn lại thì do tổng mức đầu tư khá lớn. Nên Bộ GTVT đang tiếp tục xây dựng phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA hoặc từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, Bộ cũng cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030. Còn đối với đoạn Dầu Giây – Tân Phú thì sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.
Lợi ích của việc quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt
Đường cao tốc này được mong đợi sau khi hoàn thành sẽ thay đổi diện mạo của tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Bới những lợi ích mà tuyến đường này đem lại như sau:
Giải quyết bài toán về giao thông
Sau khi quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt thì lợi ích trước hết là sẽ giảm bớt áp lực giao thông cho Quốc lộ 20. Vì sau khi hoàn thành thi thời gian di chuyển từ TPHCM đến Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng. Và đến TP Đà Lạt rút ngắn chỉ còn 3 tiếng. Đảm bảo thời gian lưu thông cũng như giảm đáng kế chi phí vận tải.
Tạo bước đệm để phát triển du lịch trong khu vực đường cao tốc
Khi hoàn thiện, thì tuyến đường cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian đi lên các tỉnh khác ở Tây Nguyên. Do đó, tăng khả năng thu hút du lịch từ các tỉnh Nam Bộ. Không những vậy, tam giác du lịch cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn.
Tạo điểm đột phá trong phát triển kinh tế khu vực đường cao tốc
Khi tuyến đường cao tốc này được đưa vào sử dụng sẽ giảm rất nhiều thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa về các tỉnh khác. Đặc biệt nông sản địa phương sẽ đảm bảo được chất lượng và độ tươi ngon khi di chuyển. Từ đó, nhu cầu trao đổi và tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên giúp kích thích phát triển kinh tế chung cho khu vực.
Trên đây là các thông tin về quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hay cần được giải
Bài viết liên quan
Trong những năm gần đây, Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo khách tham quan từ nhiều nơi. Nhằm thúc đẩy kinh tế và cải thiện hệ thống giao thông tại Lâm Đồng. Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương
01/05/2022
uyến đường Quốc lộ 51 hiện nay là con đường duy nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Do đó, tình trạng quá tải giao thông khi nhu cầu du lịch cũng tăng lên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Năm 2016, Thủ tướng Chính Phủ đã ký duyệt quy hoạch cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu để giải quyết vấn đề trên.
01/05/2022